Bếp từ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong căn bếp của các gia đình Việt, là lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho chiếc bếp gas cũ. Bếp từ có bảng điều khiển trực quan, dễ sử dụng cùng với nhiều tính năng nấu ăn thông minh và đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có lúc bếp sẽ gặp phải những lỗi mà bạn không lường trước được. Sau đây là 7 sự cố hay gặp nhất khi sử dụng bếp từ, bạn nên hiểu rõ nguyên nhân xảy ra sự cố để biết cách xử lý khi gặp phải và giúp cho chiếc bếp từ nhà bạn bền bỉ hơn.
1. Đang nấu, bếp từ tự tắt
Có 2 nguyên nhân dẫn đến sự cố này:
-Thứ nhất là mặt bảng điều khiển của bếp bị các thiết bị nấu (nồi, chảo, …), khăn lau bếp, chất lỏng (nước, dầu ăn, …) phủ lên (phủ kín hoặc phủ một phần). Chỉ cần bỏ chúng ra hoặc vệ sinh, lau khô chất lỏng là bếp lại hoạt động bình thường.
-Thứ 2 là bếp bị quá nhiệt: Khi bếp bị quá nhiệt thì bạn chỉ cần tắt bếp khoảng 10 phút để giảm hẳn nhiệt là bếp có thể hoạt động bình thường.
2. Bếp từ không hoạt động
Mặc dù mặt bếp từ có biểu hiện hoạt động, người sử dụng không làm sai bước điều khiển nào nhưng thức ăn vẫn không được nấu chín, kiểm tra thì nhiệt không vào nồi nấu. Có 2 nguyên nhân:
-Thứ nhất: do không đúng chất liệu nồi hoặc đáy nồi không bằng phẳng, quá lồi hoặc quá lõm hoặc đường kính đáy nồi quá nhỏ so với đường kính vùng nấu. Để khắc phục tình trạng này bạn phải sử dụng đúng loại nồi có đáy nhiễm từ, đáy nồi bằng phẳng và có kích thước lớn hơn hoặc bằng một nửa đường kính vùng nấu trở lên. Để biết nồi bạn đang dùng có nấu được trên bếp từ không thì chỉ cần dùng 1 thỏi nam châm rà đáy nồi, nếu thấy đáy nồi và nam châm không hút nhau thì đây là loại nồi không phù hợp.
-Thứ hai: có thể do mâm từ bị lỗi nên không bắn từ để sinh nhiệt nấu chín thức ăn được. Trường hợp này bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành gần nhất để được hỗ trợ, tuyệt đối không được tự ý tháo ra để sửa chữa.
3. Không bật/ tắt được nút điều khiển cảm ứng
Nút điều khiển cảm ứng không có dấu hiệu nhận tác động điều khiển cũng là điều hay gặp trong khi sử dụng bếp từ. Tuy nhiên, nguyên nhân của không điều khiển được các nút điều khiển, nếu không là vì tay người sử dụng quá ẩm ướt khi điều khiển, thì cũng là người sử dụng vô tình kích hoạt chức năng khóa bàn phím mà không biết, hay không chọn đúng vùng nấu. Cách xử lý với các trường hợp này rất đơn giản, chỉ cần lau khô tay, kiểm tra lại chức năng khóa của bếp và kiểm tra xem đã chọn đúng vùng nấu chưa.
4. Có tiếng “o o” khi bật bếp từ
Sự cố tiếng “o o” khi bật bếp xảy ra không nhiều trong quá trình sử dụng nếu như bạn dùng đúng loại nồi được thiết kế đáy đặc biệt, dành riêng cho bếp từ. Vì nguyên nhân của tiếng kêu này chính là quá trình chuyển hướng năng lượng từ bếp đến đáy nồi gặp trở ngại là đáy nồi quá mỏng so với quy định (gặp phải khi mua nồi rời ngoài thị trường không đảm bảo chất lượng) hoặc nguyên vật liệu làm đáy nồi không đảm bảo chất lượng. Thông thường, cách xử lý tạm thời là giảm nhiệt bếp từ, nếu thấy vẫn không có tác dụng thì bắt buộc phải thay nồi nấu khác đảm bảo chất lượng hơn.
5. Khi nấu cứ nghe thấy tiếng quạt gió, sau khi tắt bếp vẫn nghe thấy tiếng quạt gió
Rất nhiều người dùng bếp từ đã thắc mắc rằng: Vì sao khi nấu cứ nghe thấy tiếng quạt gió, sau khi tắt bếp vẫn nghe thấy tiếng quạt gió ? Điều này có bình thường không?
Đây là điều hoàn toàn bình thường, đa số quạt bếp từ động tự động khi bếp bị nóng. Trong khi nấu và một khoảng thời gian ngắn sau khi nấu, bếp vẫn trong trạng thái nóng nên quạt hoạt động là đúng nguyên tắc và quy trình. Khi nào bếp không còn nóng thì quạt tản nhiệt cũng ngưng hoạt động.
6. Có tiếng “bíp” trong quá trình nấu nướng
Nguyên nhân phổ biến nhất của tiếng kêu này là chế độ hẹn giờ nấu, khi hết giờ, bếp sẽ tự động phát ra tiếng này. Chỉ cần nhấn vào nút cảm biến thời gian, tiếng “bip” sẽ không còn nữa.
Một trường hợp khác cũng gây ra tiếng kêu bất thường này là mặt bảng điều khiển bếp bị nồi, khăn lau, chất lỏng phủ kín (giống trường hợp thứ nhất). Chỉ cần làm sạch, thông thoáng lại mặt bảng điều khiển là sẽ xử lý được ngay. Lưu ý, khi vệ sinh mặt bảng điều khiển nên tắt bếp hoặc sử dụng chức năng khóa bàn phím để vệ sinh.
7. Khi đặt nhiệt độ 1 ô nấu cao, một hoặc các ô nấu còn lại có xu hướng giảm nhiệt ngay lập tức
Đây là chức năng tự động san nhiệt thông minh của bếp từ vì khi mức nấu các bếp đồng loạt ở ngưỡng công suất cao sẽ gây tình trạng quá tải, vượt công suất thiết kế của bếp. Vì vậy, để tránh xảy ra sự cố, công suất của các vùng nấu khác đã phải hạ xuống để tổng công suất nấu không vượt ngưỡng thiết kế của bếp, đảm bảo an toàn cho bếp và cách thiết bị điện khác trong gia đình.
Như vậy, trên đây là những sự cố hay xảy ra khi sử dụng bếp từ cũng như cách khắc phục, bạn nên ghi nhớ để khi bếp gặp phải một trong những lỗi trên thì có thể đưa ra cách xử lý đúng và nhanh nhất.
Gia đình bạn đang có nhu cầu cần tư vấn và mua bếp từ tại Nha Trang hãy liên hệ ngay với Bếp Đông Á- Địa chỉ mua bếp từ chính hãng uy tín nhất tại Nha Trang. Liên hệ Hotline: 097.7475.698 - 0943.698.598 hoặc truy cập website : bepdonga.com và đến showroom Bếp Đông Á Nha Trang – số 222 Đường Trần Qúy Cáp, TP. Nha Trang để được trực tiếp xem và trải nghiệm sản phẩm thực tế.